Vị trí thiết kế phòng làm việc cá nhân đòi hỏi ứng viên có kỹ năng cơ bản, đáp ứng được những yêu cầu về công việc khi ứng tuyển thiết kế nội thất.
Một trong những vị trí “hot” cho các ứng viên tìm kiếm công việc liên quan tới mảng thiết kế nội thất chính là thiết kế phòng làm việc cá nhân. Với công việc này, bạn có thể thỏa sức sáng tạo thông qua các hình thức thiết kế phòng làm việc tại gia hoặc văn phòng công sở. So với thiết kế nội thất tổng quát, các yêu cầu đưa ra khá chung chung, bạn sẽ cần nắm vững chi tiết công việc và các kỹ năng cần có trước khi tham gia ứng tuyển vị trí đặc thù để chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhất.
> Xem thêm: Cách lưu trữ hóa đơn điện tử an toàn tuyệt đối bạn cần biết
Tiêu chí tuyển dụng thiết kế phòng làm việc cá nhân
Về cơ bản, các tiêu chí tuyển dụng thiết kế phòng làm việc cá nhân cũng giống như các nhân viên khác thuộc mảng thiết kế nội thất. Bạn cần đáp ứng được tính chất công việc, yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm chuyên môn. Cụ thể các tiêu chí, yêu cầu của nhà tuyển dụng thường bao gồm những điều sau.
Yêu cầu công việc
Ứng viên sẵn sàng và có thể đảm nhận được các công việc dưới đây:
Bạn cần đáp ứng được yêu cầu công việc khi ứng tuyển vị trí thiết kế nội thất khối văn phòng làm việc riêng. (Ảnh: Internet)
> Xem thêm: Nhân viên nhập liệu là gì? Và những công việc cần phải làm
Yêu cầu trình độ, kinh nghiệm
Với ngành thiết kế nội thất, đặc biệt ở mảng nội thất phòng làm việc cá nhân, nhà tuyển dụng có thể không đòi hỏi bằng cấp cao nhưng bạn vẫn phải có chứng chỉ nghiệp vụ hoặc thành thạo các thao tác thiết kế. Nhìn chung, các đơn vị xét tuyển thường đưa ra tiêu chí về trình độ học vấn, kinh nghiệm như sau:
Ngoài sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, ứng viên cũng cần có kinh nghiệm làm việc từ 3- 5 dự án thực tế. (Ảnh: Internet)
Các yêu cầu khác
Ngoài những tiêu chí về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như yêu cầu về công việc, ứng viên thiết kế phòng làm việc riêng cần đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:
Nhà thiết nội thất nói chung cần có đam mê với nghề và chịu được áp lực công việc lớn. (Ảnh: Internet)
Một trong những vị trí “hot” cho các ứng viên tìm kiếm công việc liên quan tới mảng thiết kế nội thất chính là thiết kế phòng làm việc cá nhân. Với công việc này, bạn có thể thỏa sức sáng tạo thông qua các hình thức thiết kế phòng làm việc tại gia hoặc văn phòng công sở. So với thiết kế nội thất tổng quát, các yêu cầu đưa ra khá chung chung, bạn sẽ cần nắm vững chi tiết công việc và các kỹ năng cần có trước khi tham gia ứng tuyển vị trí đặc thù để chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhất.
> Xem thêm: Cách lưu trữ hóa đơn điện tử an toàn tuyệt đối bạn cần biết
Tiêu chí tuyển dụng thiết kế phòng làm việc cá nhân
Về cơ bản, các tiêu chí tuyển dụng thiết kế phòng làm việc cá nhân cũng giống như các nhân viên khác thuộc mảng thiết kế nội thất. Bạn cần đáp ứng được tính chất công việc, yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm chuyên môn. Cụ thể các tiêu chí, yêu cầu của nhà tuyển dụng thường bao gồm những điều sau.
Yêu cầu công việc
Ứng viên sẵn sàng và có thể đảm nhận được các công việc dưới đây:
- Lên ý tưởng, triển khai ý tưởng dưới dạng bản vẽ thiết kế nội thất hoặc 3D, miêu tả chi tiết không gian, kiến trúc và các đồ vật theo ý kiến của khách hàng.
- Tư vấn, phân tích và trình bày ý tưởng bản thiết kế với khách hàng, chủ đầu tư.
- Đưa ra đề xuất về những thay đổi, cải tiến hoặc ý tưởng độc đáo, mới mẻ để hoàn thiện thiết kế một cách tốt nhất.
- Thực hiện thiết kế, chỉnh sửa các chi tiết theo yêu cầu từ phía khách hàng.
- Khảo sát mặt bằng, không gian thực tế để nắm bắt bố cục, cách bài trí nội thất.
- Trực tiếp làm việc với đơn vị thi công.
- Quản lý, giám sát quá trình thi công.
- Nghiệm thu, thẩm định công trình và đánh giá hiệu quả tương quan với bản vẽ thiết kế.
Bạn cần đáp ứng được yêu cầu công việc khi ứng tuyển vị trí thiết kế nội thất khối văn phòng làm việc riêng. (Ảnh: Internet)
> Xem thêm: Nhân viên nhập liệu là gì? Và những công việc cần phải làm
Yêu cầu trình độ, kinh nghiệm
Với ngành thiết kế nội thất, đặc biệt ở mảng nội thất phòng làm việc cá nhân, nhà tuyển dụng có thể không đòi hỏi bằng cấp cao nhưng bạn vẫn phải có chứng chỉ nghiệp vụ hoặc thành thạo các thao tác thiết kế. Nhìn chung, các đơn vị xét tuyển thường đưa ra tiêu chí về trình độ học vấn, kinh nghiệm như sau:
- Tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc/mỹ thuật/đồ họa/thiết kế nội thất từ trường Đại học, Cao đẳng uy tín.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, chương trình đồ họa phổ biến như 3Dmax, AutoCad, Sketchup, Photoshop…
- Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) từ B trở lên hoặc số điểm cụ thể với các chứng chỉ quốc tế.
- Có ít nhất từ 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thiết kế nội thất, ưu tiên ứng viên từng thiết kế phòng làm việc cá nhân và có công trình thành phẩm.
- Có kiến thức về đồ gỗ công nghiệp, các vật liệu nội thất, đồ trang trí, cách phối màu.
- Hiểu biết về kết cấu, am hiểu kỹ thuật thi công dựa trên bản thiết kế.
- Có khả năng vẽ tay và thiết kế 3D tốt.
- Từng tham gia ít nhất 3 – 5 công trình thiết kế nội – ngoại thất (gửi file thiết kế và hình ảnh thành phẩm đính kèm).
Ngoài sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, ứng viên cũng cần có kinh nghiệm làm việc từ 3- 5 dự án thực tế. (Ảnh: Internet)
Các yêu cầu khác
Ngoài những tiêu chí về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như yêu cầu về công việc, ứng viên thiết kế phòng làm việc riêng cần đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:
- Có đam mê làm việc, phát triển trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
- Sáng tạo và không ngừng học hỏi.
- Mong muốn gắn bó, làm việc lâu dài với công ty.
- Có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc cao.
- Sẵn sàng tham gia các khóa nâng cao nghiệp vụ nếu có.
Nhà thiết nội thất nói chung cần có đam mê với nghề và chịu được áp lực công việc lớn. (Ảnh: Internet)